Dinh
dưỡng đối với sự phát triển của trẻ là cực kỳ quan trọng nên nhiều bậc cha mẹ
thường chọn nhiều thức ăn giàu dinh dưỡng nhất cho con, nhưng có một số bé vẫn
không thể nào có thể tăng cân hay phát triển đầy đủ cho dù được ăn nhiều thực
phẩm bổ dưỡng. Nguyên nhân chính là do trẻ không hấp thu hết được chất dinh
dưỡng từ thức ăn, vậy trong trường hợp này cha mẹ phải làm thế nào? Hãy cùng tìm hiểu tuyệt chiêu cải thiện hệ tiêu hóa kém hấp thu ở trẻ nhỏ trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu hóa kém ở trẻ
Có
nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng hệ tiêu hóa kém hấp thu như: cha mẹ cho ăn
bổ sung không đúng cách, quá sớm hoặc quá muộn, bữa ăn không cân đối, chế biến
không phù hợp với độ tuổi của trẻ, hoặc do trẻ suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, dễ
thấy hơn cả là hệ tiêu hoá của trẻ chưa hoàn thiện dẫn đến việc tiêu hóa thức
ăn kém.
Vấn đề hệ tiêu hóa kém hấp thu ở trẻ hay diễn ra
Thực
tế cho thấy: Khi kém hấp thu thức ăn, dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Trẻ cũng
có thể bị chướng bụng, đầy hơi và có thể biếng ăn hơn. Nếu tình trạng hệ tiêu hóa kém hấp thu này kéo
dài thì có thể gây suy dinh dưỡng và thiếu máu, thiếu nhiều vi chất ở trẻ nhỏ.
Thiếu dinh dưỡng cũng có thể khiến hệ miễn dịch bị suy giảm, trẻ dễ bị mắc
bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm và bệnh về đường hô hấp.
Để cải thiện tình trạng kém hấp thu, cha mẹ cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Những sai lầm trong cách khắc phục tình
trạng kém hấp thụ của các mẹ và để cải thiện tình trạng kém hấp thu, cha mẹ cần
phải tuân thủ các nguyên tắc sau
Uống sữa và ăn hoa quả cùng lúc
Trong
nhiều sản phẩm được chế biến từ sữa thường có 1 số chất gây mẫn cảm khi sử dụng
cùng với hoa quả. Bởi thế, khi ăn hai thứ này cùng lúc, trẻ nhỏ sẽ có nguy cơ
bị ngộ độc thực phẩm và có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy cấp tính hay viêm
đường ruột ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dinh dưỡng của đường ruột. Vậy nên,
mẹ cần chú ý khi cho trẻ uống sữa, ăn hoa quả cách nhau từ 2 – 3 tiếng.
Cho trẻ ăn dặm quá sớm
Trẻ
dưới 4 tháng tuổi, hệ tiêu hóa vẫn chưa hoàn thiện nên thường khó hấp thu các
loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Cho trẻ ăn dặm quá sớm sẽ khiến hệ tiêu hóa làm
việc quá sức, dẫn đến bị rối loạn tiêu hóa và gây ra tình trạng kém hấp thu ở
trẻ khiến trẻ dễ ốm vặt, chậm tăng cân. Thời điểm tốt nhất nên bắt đầu cho trẻ
ăn dặm là từ 6 tháng tuổi.
Trẻ ăn dặm quá sớm cũng làm hệ tiêu hóa chưa thích nghi được
Không biết cách chăm sóc và nuôi dưỡng khi trẻ ốm
Khi
trẻ bị ốm, sốt, tiêu chảy,... cơ thể cần nhiều hơn các chất dinh dưỡng và năng
lượng. Trong khoảng thời gian này, mẹ không nên cho trẻ ăn kiêng khem quá mức.
Điều này sẽ dễ làm trẻ mất cân đối, không đủ chất và dễ dẫn đến nguy cơ suy
dinh dưỡng cho cơ thể không được hấp thu được đủ chất đạm, tinh bột, chất béo,
vitamin và khoáng chất. Trẻ bị sốt mất nước, mẹ cần phải tăng lượng nước vào cơ
thể cho trẻ. Sau khi khỏi bệnh, trẻ cân được ăn nhiều hơn và đầy đủ dinh dưỡng
để giúp cơ thể mau chóng hồi phục.
Cho trẻ ăn quá nhiều 1 loại nhóm chất
Ăn
đủ 4 nhóm chất đạm, béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất sẽ giúp cơ thể trẻ
hấp thu dinh dưỡng một cách đầy đủ. Khi ăn dư thừa quá nhiều đạm, hay chất béo…
sẽ khiến trẻ bị “bội thực”, hệ tiêu hóa của trẻ gặp khó khăn và dễ gây ra tình
trạng rối loạn tiêu hóa, kém hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Mẹ nên chú ý là
“cái gì nhiều quá cũng không tốt” và chỉ nên cho trẻ ăn đúng lượng đối với độ
tuổi con.
Không được ăn nhiều các thực phẩm chế biến sẵn
Đôi
khi do công việc bận rộn, mẹ không có thời gian tự nấu đồ nên thường mua các đồ
chế biến sẵn như cháo dinh dưỡng về cho trẻ. Những sản phẩm thường này không
chứa đầy đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Điều này làm cơ thể trẻ
kém hấp thu, còi cọc, suy dinh dưỡng. Đây là những lưu ý khi trẻ biếng ăn mà các mẹ nên chú ý.
Ép trẻ ăn quá mức
Khi
mẹ càng ép trẻ ăn cho "tròn bữa" thì lớn lên, cơ thể trẻ càng có nguy
cơ bị rối loạn ăn uống như chán ăn, biếng ăn. Việc ép trẻ ăn cố sẽ khiến cơ thể
mất khả năng phân biệt đói và no, càng biếng ăn, còi cọc, kém hấp thu dinh
dưỡng hơn.
Cơ
thể trẻ luôn có thể tự cảm nhận được mức độ no và đói. Vậy nên, tùy theo thể
trạng và khả năng hấp thụ của từng trẻ sẽ có mức ăn khác nhau, nên khi trẻ đã
cảm thấy no và không muốn ăn thêm nữa thì mẹ nên dừng lại.
Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp hệ tiêu hóa kém hấp thu ở trẻ được cải thiện.
Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp hệ tiêu hóa kém hấp thu ở trẻ được cải thiện.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét